MarNET - Online Solution
Địa chỉ: Số 16/640 Đường Láng - Đống đa - Hà Nội
Điện thoại: 04.6659.2786 - Mail: info@marnet.net
Tư vấn dịch vụ Marketing Online, Branding Online, Bán hàng trực tuyến Tư vấn bán hàng trực tuyến, Logistic, xây dựng kênh bán hàng hoặc đại lý bán hàng trực tuyến Tư vấn kỹ thuật thao tác công nghệ trên internet và website của Doanh nghiệp

Bài học thương hiệu từ vụ iPhone ở Việt Nam

 Từ trước đến nay, ở Việt Nam, chưa bao giờ có cảnh cả đoàn người xếp hàng chờ ra mắt sản phẩm như ở các nước khác. Nhưng sự kiện ra mắt iPhone vừa rồi đã thay đổi tất cả.>Cơn sốt iPhone / iPhone không phải vỏ sò

Không phủ nhận có sự tác động truyền thông của hai nhà mạng là việc VinaPhone và Viettel úp mở và đưa đẩy câu chuyện này khiến cho đi đâu cũng nghe nói về iPhone, và người ta háo hức đón chờ ngày nhà mạng công bố giá bán máy và giá cước. Trên các diễn đàn trực tuyến, sự tranh luận, phỏng đoán càng sôi nổi hơn. Nhưng quả bóng xì hơi ngay lập tức khi những thông tin chính thức được đưa ra. Từ câu chuyện này có mấy góc nhìn:

Mỗi sản phẩm có một phân khúc thị trường riêng. Doanh nghiệp nào đã kinh doanh trên diện rộng sẽ phải có những dịch vụ đáp ứng đủ cho các phân khúc khách hàng của mình. Bởi vì iPhone không phải là sản phẩm dành cho giới bình dân và cho dù nhà cung cấp có dùng hình thức gì để kinh doanh thì họ cũng phải đảm bảo lợi nhuận, nên kỳ vọng của số đông người tiêu dùng chắc chắn không được đáp ứng. Còn kỳ vọng của nhà mạng? Nói như một ý kiến là họ bỏ “con săn sắt” là giá máy để bắt “con cá rô” là các dịch vụ mà những khách hàng VIP này sẽ sử dụng hàng ngày hoặc ít nhất đã cầm đằng chuôi gói cước khách hàng đã cam kết.

Nhiều người cho rằng người Việt Nam tuy chưa giàu nhưng rất thích dùng hàng xa xỉ và trong khi Nhà nước đang hạn chế nhập siêu với những mặt hàng kiểu này thì cơn sốt iPhone lại càng làm các ý kiến trên lên tiếng. Ở đây bài toán kinh tế thị trường sẽ quyết định tất cả, sản phẩm xa xỉ sẽ chỉ dành cho những người có thu nhập cao và mong muốn sở hữu nó. Khi họ đã có nhu cầu, nếu không bằng con đường chính thống thì họ cũng sẽ tìm những cách khác để sở hữu sản phẩm mình mong muốn, khi đó nhà nước có thể bị thất thu thuế. Tiền được đưa vào lưu thông bằng cách này hay cách khác cũng sẽ tạo ra những giá trị cho xã hội kể cả hữu hình hay vô hình.

Không phải cuộc chiến giữa các nhà mạng mà là cuộc chiến giữa chính hãng và “xách tay”. Tình hình đìu hiu của các cửa hàng bán iPhone xách tay trước cơn sốt và sau đó là của cửa hàng chính hãng sau vài ngày ra mắt có thể là do người dùng tiếp tục chờ đợi những phản ứng linh động của các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trước các ông lớn. Khi một trong hai bên không đủ kiên nhẫn chờ đợi tình trạng ế ẩm, chắc phần nhiều các cửa hàng xách tay sẽ nhún một bước trước vì tiềm lực mọi mặt không thể so kè, khi đó mặt bằng giá lại được thiết lập mức mới.

Nhưng nếu tiếp tục kỳ vọng nhà mạng giảm giá ngay thì chắc họ sẽ lại thất vọng lần nữa vì ít nhất cũng phải đợi MobiFone ra mắt. Với các điều kiện chặt chẽ của Apple thì chắc MobiFone cũng không thể giảm được nhiều, có chăng là các gói cước sẽ linh hoạt hơn. Vậy ít nhất đợt giảm giá tiếp theo cũng phải đến tháng 6, khi Apple ra mắt phiên bản iPhone mới. Trong khoảng thời gian này chúng ta sẽ chờ đợi những đợt đánh du kích của các cửa hàng xách tay.

Sức mạnh của truyền thông

Nhà mạng đã tận dụng yếu tố ai cũng mong muốn được sở hữu một sản phẩm thời thượng với giá hợp lý và là sự kiện hot nên rất nhiều báo chí đã tự nguyện nhảy vào công cuộc lan truyền này. Bên cạnh đó kết hợp với số đông cộng đồng lan truyền thông tin tự nhiên để câu chuyện lên đến điểm kịch tính qua các con số đặt mua khổng lồ trước ngày bán chính thức, trong khi lượng hàng nhập về được tiết lộ ít hơn con số đó nhiều lần, đã tác động cả lên những người trước đó chẳng quan tâm đến iPhone là gì.

Ngay cả khi quả bóng đã xẹp thì người ta vẫn đua nhau phân tích tại sao nó xẹp. Nếu được hoạch định kế hoạch truyền thông cho chiến dịch này chắc không cần tốn nhiều chi phí cho quảng cáo iPhone ngay sau ra mắt như nhà mạng đã làm, vì bản thân sản phẩm và sự kiện có sức viral quá tốt, nên dành chi phí này cho khuyến mại trực tiếp chắc chắn còn gây ra các làn sóng nhỏ nữa. Một chân lý kinh điển rút ra từ các chiến dịch truyền thông cho iPhone trên thế giới là truyền thông sẽ rất rẻ và dễ dàng nếu bạn để mọi người tự làm điều đó cho bạn. Tất nhiên cái này chỉ đúng nếu sản phẩm đưa ra phải thật đặc biệt để được hưởng sự săn đón của giới truyền thông.

Đến thời điểm này, chúng ta có thể thấy sự song hành của cả hai nhà mạng trên các kênh truyền thông: báo in, báo điện tử, truyền hình. Nhưng có vẻ nó là sự nhân bản thiếu sáng tạo của các tư liệu truyền thông do Apple cung cấp. Tuy nhiên, trong thời kỳ bùng nổ của truyền thông mạng xã hội (social media) thì kênh này lại không được đề cập đến trong các chiến dịch của hai nhà mạng. Trên các diễn dàn, các mạng xã hội rất nhiều thông tin trái chiều, nhưng rất ít thông tin mang tính dẫn dắt có chủ đích giúp cộng đồng hiểu đúng vấn đề. Các thông tin thực sự hữu ích được đưa lên vô tình bởi các chuyên gia “tự nguyện”. Liệu trong chặng đường sắp tới, nhà mạng nào sẽ chiếm lĩnh được kênh truyền thông để biến nó thành thế mạnh cạnh tranh?

Liệu có thể thất bại? Mặc dù được đánh giá là một trong những chiến dịch marketing xuất sắc nhất mọi thời đại nhưng Apple cũng đã mắc phải một số sai lầm nhất định. Chúng ta cùng điểm lại những sai lầm chính trong các chiến dịch marketing của Apple dành cho iPhone để xem liệu các nhà mạng tại Việt Nam có dẫm chân lên vết xe đổ đó không:

- Giảm giá quá nhanh: Apple giảm giá bán lẻ iPhone 33% ngay sau 3 tháng đầu tiên ra mắt, điều này làm các khách hàng trung thành của “Quả táo” cảm thấy bị phản bội và lợi dụng. Họ đã phải rất vất vả đặt hàng và xếp hàng chờ mua được chiếc iPhone mơ ước, nhưng 3 tháng sau rất nhiều người đã có nó. Kịch bản tương tự tại Việt Nam có thể xảy ra: tháng 6 tới iPhone 4GS ra mắt, giá sản phẩm iPhone 3GS sẽ giảm nhanh chóng, nếu 2 nhà mạng không có chính sách phù hợp cho những khách hàng mua trong dịp khai trương vừa rồi, nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu đợt phản ứng từ khách hàng.

- Ra mắt muộn ở các thị trường: Chính sách tham lam của Apple trong việc thống nhất các điều khoản về giá, chính sách, … với các nhà mạng khiến việc ra mắt tại toàn bộ các nước châu Âu và những trị trường quan trọng khác trên thế giới đã bị chậm một năm so với tại Mỹ và bây giờ chúng ta mới được mua iPhone chính hãng tại Việt Nam. Nhiều tín đồ trung thành của Apple ở các thị trường đó không thể chờ đợi được sự chậm trễ này đã tìm mọi cách, kể cả bẻ khóa để có thể sở hữu iPhone. Đây chính là điều đã làm suy yếu việc kinh doanh một sản phẩm tuyệt vời bằng một sai lầm trong marketing. Vậy chúng ta sẽ cùng chờ đợi câu chuyện iPhone 4GS sắp tới có được ra mắt đồng thời với toàn cầu tại Việt Nam không, nếu các nhà mạng không đàm phán được việc này thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ rơi vào tâm lý bị lợi dụng và phản bội.


Seo trong kinh doanh [Seo.com]

Gần như 99% các yêu cầu dịch vụ SEO mà chúng tôi nhận được đều bắt đầu bằng câu hỏi “tôi muốn các từ khóa x, y, z lên top 5 Google, giá bao nhiêu và thời gian bao lâu?”. Cũng dễ hiểu, vì đây là cách tiếp cận đơn giản nhất đối với SEO cho những khách hàng mới bắt đầu có nhu cầu áp dụng SEO vào kinh doanh. Và sau khi dự án hoàn thành, đa phần những khách hàng đó vào Google search các từ x, y, z và thấy website mình nằm đúng vị trí mong muốn. Thế là yên tâm, và nghĩ rằng mình đã “SEO” xong. Nhưng thực chất, kết quả có được từ SEO không đơn giản như vậy.
Top trên Google

Top trên Google
Một ví dụ điển hình về thành công trong SEO mà chúng tôi muốn dẫn chứng là 1 website quy mô nhỏ nhưng có gần 90% tổng số lượt thăm (visit) đến từ Google, khoảng hơn 200.000 visit/tháng. Và 200.000 visit đó đến từ… 104.000 từ khóa (tất nhiên là những từ khóa liên quan đến lĩnh vực hoạt động). Từ đó bạn sẽ thấy rằng khách hàng đến với dịch vụ của bạn bằng rất nhiều tên gọi khác nhau, suy nghĩ khác nhau và nhất là cách họ tìm kiếm trên internet cũng rất khác. Do đó, đa phần những từ khóa này là đúng thông tin cụ thể mà khách hàng cần và là thông tin có trên site của bạn. Do đó nếu site bạn được tối ưu hóa tốt và có nội dung tốt sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện trong top kết quả tìm kiếm.
Từ đây chúng ta có được 1 kinh nghiệm trong việc chọn từ khóa cho website khi thực hiện SEO. Thử xét 1 ví dụ: Nếu bạn là 1 công ty chuyên kinh doanh và phân phối điện thoại iPhone thì khoan hãy đến với các dịch vụ SEO để nói rằng “tôi muốn website công ty lên top 5 với từ khóa ‘dtdd’ hay ‘iPhone’. Vì những từ khóa “chung chung” và ngắn này (short-tail keyword) có sức cạnh tranh rất cao, bạn sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để dịch vụ thực hiện SEO nhưng kết quả mang lại chưa chắc đã khả quan, mà hãy xét đến mục tiêu của bạn (goal). Với ví dụ này thì mục tiêu dễ thấy nhất của bạn chính là để khách hàng biết đến sản phẩm bạn đang phân phối, và đặt hàng. Như vậy thì bạn có chắc rằng những người tìm “dtdd” hay “iPhone” trên Google đều người đang cần mua điện thoại (là khách hàng tiềm năng) hay chỉ là những người đang nghiên cứu về điện thoại, hay chỉ là những người muốn tìm tin tức về iPhone. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những từ khóa dài (long-tail keyword). Đây là những từ liên quan đến từ gốc, nhưng sẽ cụ thể và chính xác hơn. Ví dụ: “giá điện thoại iPhone”, “iPhone 3GS 16GB”, “cửa hàng bán iPhone”. Đây là những từ khóa rất cụ thể, số lượng tìm kiếm của mỗi từ này sẽ ít hơn rất nhiều so với short-tail keyword, nhưng lợi thế của nó thì không kém, vì bạn có thể nói 80% những người tìm kiếm các từ khóa này là khách hàng tiềm năng của bạn – những người cần mua iPhone, hơn nữa số lượng long-tail keyword rất phong phú và ít cạnh tranh.
Như vậy có thể nói rằng trừ những trường hợp đặc biệt hoặc ngân sách dồi dào, bạn nên tập trung vào tối ưu “long-tail keyword” trên site của mình hơn là bỏ tiền ra để đưa 1 vài từ khóa lên top. Nhưng như đã nói ở trên, số lượng từ khóa “long-tail” mà khách hàng có thể tìm đến là rất nhiều, làm thế nào để có thể tối ưu tất cả? Câu trả lời là hãy làm cho website của bạn thân thiện với máy tìm kiếm (on-page SEO). Có nghĩa máy tìm kiếm có thể dễ dàng đọc và ghi nhận nội dung trên site, khi đó nếu có những từ khóa liên quan đến nội dung của bạn được tìm kiếm thì khả năng site được xếp hạng top là rất cao. Để làm được điều này cần có nhiều tối ưu hóa về kỹ thuật và nội dung trên site mà bạn sẽ phải nhờ đến các dịch vụ tư vấn SEO.
Do đó khi muốn mở rộng kinh doanh trên môi trường internet, trước tiên bạn hãy có 1 website thân thiện với máy tìm kiếm, sau đó  nghĩ đến những cách mà khách hàng sẽ nói về lĩnh vực kinh doanh của bạn và đầu tư vào phần nội dung để viết về những chủ đề đó trên site. Nên nhớ rằng bạn sẽ chỉ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nếu như site bạn có nói về vấn đề mà người dùng đang tìm.
Nguồn LàmSEO (lamseo.com

Sử dụng email để làm SEO [seoman.vn]

Bạn có thể không tin nổi khi đọc bài viết này. Chúng ta đều biết rằng các bộ máy tìm kiếm không thu thập hay lưu trữ địa chỉ email. Chúng ta quên một điều, chính là bạn có tùy chọn để xem một bản sao của e-mail mà bạn nhận được trong trình duyệt. Thông thường đó là giành cho những email được gửi từ các thương hiệu tới những người đăng ký cho một bản tin…vv. Bản sao này của e-mail thường chỉ là một trang HTML đơn giản có thể được thu thập và ghi lại bởi công cụ tìm kiếm, và, nếu bạn mở các thẻ của bạn ngay, bạn có thể kiếm lời công cuộc tìm kiếm tối ưu của mình.
Sử dụng Email để làm SEO
Sử dụng Email để làm SEO
Nếu bạn là một tiếp thị viên (Marketer), hầu hết các email bạn gửi đi đều sẽ cung cấp một tùy chọn cho phép xem email trên một trình duyệt, thông thường được chỉ định ở đầu các email cùng với thứ gì đó đại loại như “Nếu dòng tin này không được hiển thị đầy đủ, hãy click vào đây để mở trình duyêt”. Sau khi nhấp chuột, trình duyệt sẽ mở ra một bản email giống như vậy nhưng là một trang HTML tĩnh. Thường thì các email này sẽ có liên kết quay trở lại trang web của bạn để lấy những thông tin và gọi tới các hành động khác, và bạn có thể lợi dụng điều đó để đưa các liên kết cho mục đích SEO một cách hợp lý.
Có thể có một số nội dung hoặc email mà bạn không muốn bộ máy tìm kiếm thu thập thông tin và lưu giữ. Trong trường hợp này, chỉ cần định dạng tập tin robot.txt của bạn cho phù hợp. Dưới đây là một số chỉ dẫn và ví dụ:
  • Đặt tất cả những bản HTML của email bạn muốn thu thập vào một thư mục. Ví dụ này,tôi đặt là “Google_Email”.
  • Đặt tất cả những bản HTML của email bạn không muốn thu thập (do nội dung nhạy cảm) vào một thư mục. Ví dụ này,tôi đặt là “no_Email”.
  • Cập nhật file robot.txt để nó không cho phép thư mục “No_Email”:
Sử dụng kí hiệu: *
Không cho phép: /No_Email
  • Hãy chắc chắn rằng tất cả các phiên bản HTML trong thư mục “Google_Email”
    đều đang sử dụng SEO Best Practices – Optimized Headlines, Body Copy, Links Using Keywords và trỏ đến các trang gắn target  SEO trong website của bạn.
  • Để tăng thêm các liên kết và lưu lượng truy cập vào các trang đã gắn target SEO của bạn, hãy thêm một tùy chọn  “Share” cho e-Mail mà liên kết đến các trang gắn target SEO trong trang web của bạn, do đó tạo cơ hội để tăng các liên kết hợp lý một cách tự nhiên.
  • Nếu bạn không thể thêm vào phần thân văn bản trong email các liên kết, hãy tạo một vùng “Liên kết nhanh” trong khung bên phải để đưa các liên kết tới các trang có gắn target SEO trong website của bạn.
  • Thêm những Email này(các URL thật) vào sơ đồ trang XML của bạn.
  • Nếu có thể, hãy thiết lập các số liệu cho trang web của bạn để xem những gì tác động đến các e-mail này  có tăng hiệu suất SEO của bạn không.
Thật quá đơn giản!

Xây dựng cộng đồng trực tuyến [saga]

Các doanh nghiệp đang có xu hướng xây dựng các cộng đồng trực tuyến như là một phương tiện để giao tiếp với khách hàng.
Một cộng đồng trực tuyến đem đến cho cả khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, những người ủng hộ và người hâm mộ doanh nghiệp những cơ hội để tham gia vào các cuộc thảo luận về những nhãn hiệu mà họ yêu thích, từ đó giúp doanh nghiệp củng cố nhãn hiệu của mình, nắm được kịp thời những phản hồi của khách hàng và giữ liên lạc thường xuyên với họ.
Tuy nhiên, xây dựng một cộng đồng trực tuyến thành công không phải là điều dễ đàng. Một cộng đồng vững mạnh còn phải có những mục tiêu và chiến lược rõ ràng để có thể tạo ra sức thu hút và gắn kết các thành viên. Dưới đây là năm bí quyết giúp doanh nghiệp xây đựng một cộng đồng trực tuyến như vậy.
1 . Xác định mục tiêu
Nghe có và hiển nhiên, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp thường đặt ra những mục tiêu rất chung chung cho cộng đồng trực tuyến, mà lẽ ra phái thiết lập thật cụ thể. Dưới dây là một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần đặt ra trước khi xây dựng một cộng đồng trực tuyến:
2. Xác định các thước đo
Việc chọn những thước đo đe đánh giá thành công và tần suất lợi nhuận từ đầu tư (ROI) thường bị các doanh nghiệp bỏ qua khi xây dựng các chiến dịch truyền thông. Dưới đây là một số ví dụ về các thước đo để đánh giá hiệu quả của việc xây dựng cộng đồng trực tuyến:
3. Xây dựng kế hoạch tiếp thị
Một kế hoạch tiếp thị nghiêm túc nhằm thu hút thành viên, tạo ra sự gắn kết họ với trang web sẽ là một công cụ làm vững mạnh cộng đồng trực tuyến. Để tăng sức hút và tăng sự gắn kết của các thành viên, doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động tiếp thị cụ thể hướng đến cộng đồng như tổ chức các cuộc thi, cung cấp những nội dung chỉ dành cho thành viên, tặng quà và các giải thưởng cho các thành viên...
Ngoài ra, doanh nghiệp phải xem cộng đồng trực tuyến là trung tâm của một nỗ lực tiếp thị. Mỗi chiến dịch tiếp thị phải khuyến khích khách hàng tham gia vào cộng đồng và nói về nhãn hiệu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đang tung một sản phẩm mới ra thị trường thì nên tổ chức một cuộc thi viết blog hay xây dựng các đoạn phim video giúp các thành viên nói lên lý do tại sao họ yêu mến sản phẩm của doanh nghiệp và sử dụng nó như thế nào.

4. Xác định mục tiêu và chiến lược hướng đến doanh thu và lợi nhuận
Nếu mục tiêu chính của doanh nghiệp trong việc sử dụng cộng đồng trực tuyến là để củng cố hình ảnh của nhãn hiệu và tìm hiểu phản hồi của khách hàng thì các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận có thể không phải là phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đưa các mục tiêu này lên thành ưu tiên hàng đầu thì nên xem xét những hình thức tiếp thị khác như quảng cáo, thương mại điện tử... Doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị từ cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau mà các hình thức này không nhất thiết trực tiếp tạo ra doanh thu. Đôi khi, một nhãn hiệu cần các kênh truyền thông xã hội chỉ để cập nhật thông tin, phản hồi từ khách hàng, giữ liên lạc thường xuyên với họ và tăng khả năng cạnh tranh.
5. Xác định cách xây dựng cộng đồng trực tuyến
Nếu doanh nghiệp không có một đội ngũ các nhà thiết kế và phát triển trang web xã hội thì có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau như các công ty quảng cáo, các nhà cung cấp các giải pháp công nghệ truyền thông xã hội... để xây dựng cộng đồng trực tuyến. Đa số doanh nghiệp hiện đang phải chuyển giao ra ngoài các công việc này cho các nhà cung cấp giải pháp công nghệ. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp cần phải xác định ngân sách, các nguồn lực nội bộ (như các điều phái viên, giám đốc dự án), các mục tiêu và thời hạn hoàn thành.

Doanh nghiệp Việt Nam ...thương hiệu Online sao còn thờ ơ [DoanhnhanSaigon]

Với xu hướng phát triển online, số người dùng internet ngày tăng thì việc xây dựng thương hiệu online (THOL) trở thành xu thế tất yếu của thị trường. Nhưng đa phần các doanh nghiệp vẩn chưa mặn mà với thị trường này.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện cả nước có hơn 23 triệu người Việt Nam đang sử dụng internet, số người sử dụng tập trung ở độ tuổi từ 15 - 40. Đây chính là môi trường lý tưởng và quan trọng để các DN phát triển THOL.
Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng THOL nên hầu hết DN đều đã xây dựng website, hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trực tuyến.
Thế nhưng, trên thực tế, số lượng DN “thật sự quan tâm” đến THOL chưa nhiều. Khảo sát của Công ty Nhất Duy cho thấy, có đến 82% website DN không được cập nhật thông tin thường xuyên, 73% DN chưa đầu tư đúng mức cho xây dựng và phát triển THOL, 85% DN chưa có bộ phận marketing trực tuyến chuyên nghiệp.
Ông Phạm Năng Khoa, Giám đốc Công ty Nhất Duy, một DN chuyên xây dựng THOL, cho rằng: “Mặc dù tiếp thị trực tuyến (hay tiếp thị số) đang ngày càng được quan tâm, nhưng phần lớn DN chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, chủ yếu để quảng bá một chương trình, kế hoạch”.
Cùng quan điểm đó, ông Nguyễn Thanh Hồng Đức, đại diện Công ty Thương hiệu Lanta (Lantabrand), cho biết: “Hiện nay, vẫn còn nhiều DN nhầm lẫn trong xây dựng THTT. Nhiều website thiết kế rất đẹp mắt bằng những kỹ thuật cao như flash, frame, movie, nhưng lại quá chú trọng về hình thức mà quên mất tính năng, lợi ích cho người truy cập. Kết quả là những website này chỉ đơn giản là những cuốn brochure điện tử với những hình ảnh đẹp mắt”.
Ông Xuân Thủy, Giám đốc sáng tạo Công ty Tầm nhìn Thương hiệu, cho rằng, phát triển THOL thực ra là làm dịch vụ truyền thông THOL, khả năng lan tỏa nhanh hơn, chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với đầu tư xây dựng thương hiệu trên thực tế.

Theo nhiều chuyên gia thương hiệu, phát triển THOL là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của mọi DN. Cũng giống như làm thương hiệu, làm THOL đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau, từ bộ nhận diện thương hiệu tới e-marketing và quảng cáo trực tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo... Xây dựng một chương trình THOL dài hạn đòi hỏi phải có kiến thức tổng quan về internet và các công cụ marketing trực tuyến.
Bên cạnh những điểm giống nhau, xây dựng THOL còn có những điểm khác. Theo ông Hồng Đức, khi xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, người ta thường chú trọng hình ảnh và thực hiện việc truyền thông (quảng cáo trên tivi, báo chí) một cách đều đặn nhằm tạo ra được những slogan hiệu quả và hình ảnh bắt mắt. Ngược lại, xây dựng THOL chú ý đến tính năng mà thương hiệu đó mang lại. “Để xây dựng và phát triển THOL, DN cũng cần một phòng marketing chuyên nghiệp.
Bộ phận này cần một đội ngũ chuyên gia về phát triển THOL, nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cũng phải có những lập trình viên lập trình kỹ thuật để tối ưu hóa website DN và bộ phận biên tập viên quản lý nội dung và hình ảnh DN”, ông Năng Khoa nói.
Nhưng điều nghịch lý là hiện nay, các DN Việt Nam phần lớn là DN nhỏ và vừa, chưa có đủ điều kiện để xây dựng được một phòng marketing trực tuyến chuyên nghiệp. Theo ông Hồng Đức, mỗi lần người truy cập sử dụng thành công ứng dụng trên mạng thì thương hiệu của DN sẽ được củng cố và nâng cao.
Một DN có THOL là khi thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của công ty dễ dàng tìm thấy trên internet. Thương hiệu đó cũng nổi bật và chuyển tải được thông điệp tới khách hàng, bạn đọc trực tuyến nhanh chóng, chính xác và kịp thời đi kèm những nội dung liên quan phong phú, hữu ích và thiện chí.
Để có một thương hiệu mạnh trên môi trường trực tuyến, các DN phải có những hoạt động tương tác với khách hàng và phải thực hiện thường xuyên, liên tục để đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

Mạng xã hội + Chức năng tìm kiếm = Năng lượng marketing [kienthuckinhte]

Việc sử dụng Twitter và Facebook rộng rãi càng thu hút giới marketing quan tâm đến với cuộc sống số.
Bên cạnh đó, chúng ta những người làm marketing có thể kết hợp với các công cụ tìm kiếm như Google và Bing để thực thi một chiến dịch quảng bá. Và hãy ra quyết định nhanh chóng để dẫn đầu đối thủ.


Vấn đề trên ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp? Điều này chỉ ra, mạng xã hội sẽ là nơi quan trọng cung cấp thông tin cho người dùng khi họ muốn cập nhật cuộc sống của nhãn hàng, sản phẩm với chức năng tìm kiếm, cập nhật real-time search(cập nhật thông tin bạn bè ngay tức thì)

Tin tốt là khi các thông tin hàng ngày của sản phẩm được cập nhật liên tục, chúng sẽ được rất nhiều người tìm kiếm thông tin săn đón, nếu như thông tin về sản phẩm, thị trường đang rất được săn đón. Tin xấu là nếu đối thủ biết tận dụng mạng xã hội trong khi bạn thì không, điều hiển nhiên là các công cụ tìm kiếm sẽ cập nhật thông tin cho đối thủ nhanh hơn của bạn.

Tôi phải khẳng định rằng là các mạng xã hội ồn ào như một tổ ong vò vẻ truyền miệng liên tục về các thông tin mang thời sự và mới mẻ. Và mạng xã hội là một chìa khóa tiềm năng để mở cửa tâm trí khách hàng.

Chức năng cập nhật thông tin bạn bè giúp chúng ta kết nối liên tục với khách hàng mọi lúc mọi nơi, nó còn cho phép chúng ta mời gọi và thu hút khách hàng đến với những cập nhật mới nhất, hấp dẫn nhất của nhãn hàng trên mạng xã hội thông qua phưong tiện tìm kiếm như Bing hay Google. Nếu bạn vẫn chưa bắt tay vào việc xây dựng một chiến lược truyền thông xã hội trực tuyến do chưa thấy được tiềm năng của nó, thì mong rằng những lý lẽ trên sẽ giúp bạn thay đổi tư duy.

Ngày 21 tháng 10, Bing và Goolge càng làm giới marketing phải xôn xao với những tiết lộ rất quan trọng.

Bing cho biết họ đã kết hợp tình năng cập nhật thông tin của người sử dụng Twitter và Facebook vào kết quả tìm kiếm khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm của họ. Thành công của sự kết hợp ngoạn mục này là đã qui tụ được một lượng rất lớn sự tò mò của các thành viên sử dụng công cụ tìm kiếm real-time, cũng như đẩy giới marketing lên một bước tiến xa hơn trong việc tập trung thông tin trên Internet.

Chưa hết, tất cả các mạng xã hội đều nhảy nhổm lên với những gì giám đốc điều hành Google, Marissa Meyer công bố tại hội nghị Web 2.0: chiến lược sắp tới của Google là kết hợp  mạng xã hội với các đường link liên kết, để mang lại kết quả cập nhật tốt hơn thông qua công cụ tìm kiếm mạng xã hội mới Google Social Search.

Không biết với những thông tin như vậy đã đủ làm bạn tự tin hơn trong việc giang tay chộp lấy công cụ quảng bá mới này, mạng truyền thông xã hội hay chưa? Nhưng chắc chắn đây là thời điểm tốt và thuận lợi nhất để mang lại sức sống mới, sự quan tâm mới từ phía khách hàng.
 
MarNET - Dich Vu Seo - Dịch vụ Seo © 2008-2010
No 16/640 Lang Street, Dong Da District, Hanoi, Vietnam | +844.6659.2786 | info@marnet.net | Power by MarNET - Online Solution